Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt
a) Trình tự thực hiện:
– Cá nhân, hộ gia đình có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép xây dựng thì nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ.
– Bộ phận tiếp nhận kiểm tra nội dung, quy cách hồ sơ, phân loại, ghi vào sổ theo dõi và chuyển hồ sơ cho cán bộ chuyên môn. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cử cán bộ đi kiểm tra trực tiếp, xét thấy đủ điều kiện thì làm thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ký và cấp cho người xin cấp phép một bản chính
– Trả kết quả cho công dân.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn xin cấp phép xây dựng (theo mẫu)
Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có bản cam kết tự tháo dỡ công trình không được bồi thường khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
– Bản sao chứng thực của giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (trong trường hợp xây dựng công trình trên diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì phải được xác nhận là đất ở, sử dụng ổn định, không tranh chấp).
– Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có (có bản vẽ).
+ Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng
h) Lệ phí: 50.000đ/01 giấy phép.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 5 – Đơn xin cấp phép xây dựng .
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 26/3/2003 của Quốc hội
– Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình
– Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/ 2005 về Quy hoạch xây dựng
– Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
– Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
– Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ
– Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Về việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương
– Quyết định 4426/QĐ- UBND ngày 22/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về danh mục, mức thu; chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh