Lĩnh vực | Chứng thực |
Trình tự thực hiện |
– Đối với tổ chức, cá nhân: + Bước 1: Người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính phải xuất trình giấy tờ theo hướng dẫn ở mục thành phần hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại UBND cấp xã. + Bước 2: Nhận kết quả bản sao được chứng thực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại UBND cấp xã. – Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Bước 1: Cán bộ Tư pháp hộ tịch kiểm tra tính hợp pháp của bản chính, nếu phát hiện bản chính có dấu hiệu giả mạo thì đề nghị người yêu cầu chứng thực chứng minh; nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực. + Bước 2: Cán bộ Tư pháp hộ tịch đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì trình Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký bản sao. Khi chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực phải ghi rõ “chứng thực bản sao đúng với bản chính”, ngày, tháng, năm chứng thực, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. – Sáng: Từ 07h00’ đến 11h30’. – Chiều: Từ 13h30’ đến 17h00’. |
Cách thức thực hiện |
Nộp và nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. |
Thành phần hồ sơ |
– Thành phần hồ sơ bao gồm: Bản sao và bản chính của giấy tờ, văn bản cần chứng thực. – Số lượng hồ sơ: Theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân. |
Thời hạn giải quyết |
Được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc. Trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 02 ngày làm việc. |
Đối tượng thực hiện |
Tổ chức, cá nhân. |
Cơ quan thực hiện |
Uỷ ban nhân dân cấp xã. |
Kết quả thực hiện |
Bản sao các loại giấy tờ, văn bản được chứng thực từ bản chính. |
Lệ phí |
– Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản. |
Mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không. |
Yêu cầu hoặc điều kiện |
– Theo quy định tại điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. – Theo quy định tại Điều 16 thì người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực trong các trường hợp sau đây: 1. Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo 2. Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung 3. Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật 4. Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền 5. Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao. |
Căn cứ pháp lý |
– Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký – Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký – Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký |