Thủ tục xác nhận đơn đề nghị di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng
a) Trình tự thực hiện:
– Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và kiểm tra, xác minh. Nếu đảm bảo đúng yêu cầu thì trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận và đóng dấu, chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.
(Nếu kết quả giải quyết của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển trả lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì cán bộ chuyên môn sẽ thống báo cho cá nhân, gia đình người đề nghị biết đến Ủy ban nhân dân cấp xã nhận).
– Nhận kết quả tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ, gồm:
– Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng;
– Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới hoặc bản sao sổ tạm trú dài hạn tại nơi cư trú mới.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 54/2006/NĐ- CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
– Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
– Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng