Thủ tục xác nhận và đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương để giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
a) Trình tự thực hiện:
– Công dân có yêu cầu nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và kiểm tra, xác minh. Nếu đảm bảo đúng yêu cầu thì trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận và đóng dấu, chuyển toàn bộ hồ sơ lên Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện
(Nếu kết quả giải quyết của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển trả lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã thì cán bộ chuyên môn sẽ thống báo cho cá nhân, gia đình người đề nghị biết đến Ủy ban nhân dân cấp xã nhận)
– Nhận kết quả tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân cấp xã
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ, gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương để giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
– Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.
+ Số bộ hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc khi đủ hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người bị thương cấp
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận trực tiếp vào hồ sơ và có văn bản đề nghị
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Trường hợp bị thương phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập;
– Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Pháp lệnh người có công ngày 29 tháng 6 năm 2005
– Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006
– Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội